Skype Me™!

You are not connected. Please login or register

Search found 3 matches for WHO

Sau 42 ngày không có trường hợp nào nhiễm mới, đại dịch Ebola đã được WHO tuyên bố kết thúc hôm 1/11.

Ngày 7/11, một buổi cầu nguyện và lễ ăn mừng để đánh dấu sự kết thúc của dịch bệnh Ebola đã diễn ra tại thủ đô Freetown, Sierra Leone. Tham dự buổi lễ có Tổng thống Sierra Leone, Ernest Bai Koroma và đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Anders Nordstrom.

Topics tagged under who on Diễn đàn rao vặt seo chia sẻ kiến thức Ebola-bb-baaad1xFuhĐại dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của 11.300 người

Trong ánh nến, hàng ngàn người dân thủ đô Freetown tập trung suốt đêm xung quanh một cây bông khổng lồ tại trung tâm thành phố để cầu nguyện và tưởng nhớ những bệnh nhân đã chết trong dịch bệnh này, đặc biệt là những nhân viên y tế. Đại dịch đã khiến gần 4.000 người tử vong, trong đó có hơn 220 nhân viên y tế kể từ khi bùng phát hồi năm ngoái.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nordstrom nói, "Chúng ta đang nắm trong tay cơ hội duy nhất để hỗ trợ Sierra Leone xây dựng một hệ thống y tế công cộng vững chắc nhằm sẵn sàng phát hiện và đối phó với sự bùng phát tiếp theo của các loại bệnh tật hoặc bất cứ mối đe dọa sức khỏe cộng đồng khác".

Nhiều nhân viên y tế đã nhiễm bệnh và tử vong do thiếu các thiết bị bảo hộ y tế. "Họ đã hi sinh sự sống vì cuộc sống của chúng tôi ngày hôm nay", Fatmata một sinh viên đại học nói trong nước mắt.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Victoria Yillia, bệnh nhân đầu tiên thoát khỏi bệnh Ebola nói: "Tôi rất vui vì căn bệnh gần như đã giết chết tôi cuối cùng cũng kết thúc". Bà kêu gọi các nhà chức trách quan tâm tới những người sống sót, nhiều người trong số họ đang phải đối mặt với sự kỳ thị của xã hội và các vấn đề sức khỏe vẫn còn dai dẳng.

Tại nhiều nơi khác trong thành phố, người dân cũng tổ chức lễ ăn mừng kết thúc của đại dịch. Một thương nhân ví thời gian dịch Ebola hoành hành như một thời kỳ nô lệ. "Chúng tôi rất vui. Tôi cảm thấy sự tự do trở lại", ông nói.

Ebola khiến hơn 11.300 người thiệt mạng và khoảng 28.500 người nhiễm virus tại Sierra Leone, Liberia và Guinea kể từ khi dịch bệnh xuất hiện hồi tháng 3/2014, theo số liệu thống kê của WHO. Trong đó, số người tử vong ở Sierra Leone là 3.955 người. Nhiều trường học phải đóng cửa, hệ thống chăm sóc sức khỏe bị quá tải và nền kinh tế địa phương bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong giai đoạn đỉnh điểm của dịch bệnh, chính quyền Sierra Leone và Liberia đã buộc người dân phải ở trong nhà suốt nhiều ngày, nhằm xác định các trường mới và làm chậm sự lây lan của đại dịch.

Sierra Leone sẽ còn phải giám sát người dân trong vòng 90 ngày nữa dưới sự hỗ trợ của WHO để đảm bảo phát hiện ra những ca mắc mới. Đây là giai đoạn rất quan trọng để đảm bảo việc chấm dứt hẳn đại dịch này.



Từ khóa: #Tuyên-bố-hết-dịch #Tổ-chức-Y-tế-Thế-giới-(WHO)- #Ebola #WHO #Dịch-Ebola
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết ăn các loại thịt qua chế biến (xúc xích, giăm bông, thịt nguội...) và thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu...) có thể tăng nguy cơ gây ung thư.

22 chuyên viên của IRAC, cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư thuộc WHO, qua phân tích 800 công trình nghiên cứu đã xác nhận thịt ăn chế biến cũng nguy hại như hút thuốc lá. Công trình vừa công bố ngày 26/10 này đã gây chấn động trên toàn thế giới

Các chuyên viên của IRAC tính ra rằng, mỗi 50 grams thịt chế biến (xúc xích, bò khô, thịt đóng hộp, hun khói) một người tiêu thụ trong một ngày có thể tăng rủi ro mắc ung thư ruột già lên tới 18%.

Topics tagged under who on Diễn đàn rao vặt seo chia sẻ kiến thức Ung-thu-bb-baaadeRXkuThịt đỏ là các loại thịt bao gồm thịt bò, lợn, cừu, ngựa và dê ( Ảnh minh họa)

Các chuyên viên lý giải, những hóa chất sử dụng trong quá trình chế biến thịt có thể tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư. Quá trình chế biến thịt với nhiệt độ cao cũng có thể tạo ra các hóa chất có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, WHO cho biết các loại thịt đỏ (bao gồm thịt bò, heo, cừu, ngựa và dê) cũng có "nguy cơ tăng tỉ lệ mắc ung thư" nhưng bằng chứng chứng minh điều này khá hạn chế.

Theo nghiên cứu, 2 chất hiện diện trong thịt đỏ là các amin dị vòng (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs). Hai chất này được hình thành khi thịt đỏ được nấu dưới nhiệt độ cao như nướng, rán. Khi amin dị vòng xuất hiện, các axit amin, creatine, protein, đường sẽ phản ứng với nhau ở nhiệt độ cao làm kích hoạt tế bào ung thư.

Tuy nhiên WHO nhấn mạnh rằng các loại thịt chế biến và thịt đỏ như thịt bò cũng mang lại những lợi ích sức khỏe cho con người.

Với phạm vi rộng như vậy, công bố của WHO không chỉ gặp phản ứng của ngành công nghệ thịt và các tiệm ăn, mà còn va chạm đến văn hóa, thói quen của nhiều dân tộc. Ví dụ ở Châu Âu người dân ưa thích xúc xích và đùi heo hun khói còn Châu Á lại yêu chuộng lạp sườn và bò khô. Ở Mỹ thịt lợn muối và hot dogs (một loại đồ ăn nhanh) cũng là những món ăn quen thuộc đến trở thành truyền thống của dân tộc này.

Công bố của IARC/WHO được nhiều giới y khoa tán thưởng, tuy nhiên cũng có nhiều chuyên gia và khoa học gia không đồng ý.

Tại Việt Nam, thông tin này cũng gây lo lắng cho nhiều người dân. Trao đổi với PV, BS Phạm Thị Việt Hương, Bệnh viện K Hà Nội, cho biết, nhiều người dân hiểu sai thông tin này cho rằng cứ ăn xúc xích, thịt muối... là gây ung thư.

Cách hiểu này chưa đúng, theo đó, ăn các thực phẩm thịt qua chế biến có thể tăng nguy cơ gây ung thư. Nói như vậy, không có nghĩa là 1 người ăn 01 cái xúc xích có chứa chất gây ung thư thì sẽ bị ung thư mà phải ăn đạt đến nồng độ nhất định mới gây bệnh.

BS Hương cũng nhấn mạnh, thông tin này không có nghĩa là bạn cần bỏ không ăn chút thịt đỏ hay thịt đã qua chế biến nào, nhưng nếu bạn ăn nhiều thì nên giảm bớt. Đồng thời, trên một diễn đàn trả lời bạn đọc BS. Đoàn Lực, Bệnh viện K Hà Nội, cũng khẳng định, chế độ dinh dưỡng thích hợp có thể ngăn ngừa được ung thư. Theo đó, có 3 giải pháp chính để giải quyết những vấn đề dinh dưỡng có liên quan đến ung thư:

- Duy trì cân nặng lý tưởng (tăng ít hơn 10% cân nặng lý tưởng, tăng trên 20% là nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư).

- Thực hành dinh dưỡng hợp lý, khuyến khích sử dụng khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối.

- Chọn thực phẩm phù hợp, đảm bảo chất lượng về nguồn thức ăn, hiểu biết về chất lượng dinh dưỡng trong thành phần thức ăn đảm bảo đúng, đủ, tránh thừa chất béo có hại.

Các nhà nghiên cứu đưa ra một con số: Nếu một người mỗi ngày ăn 50 g thịt chế biến, rủi ro ung thư ruột già có thể tăng lên tới 18%. Bác sĩ Kurt Straif, giám đốc IARC giải thích: “Rủi ro với một cá nhân không nhiều, nhưng nếu tăng lượng tiêu thụ, nguy cơ sẽ lên cao. Hơn nữa, một số lớn trên thế giới thường xuyên ăn thịt nên phải xem đây là một vấn đề toàn cầu về y tế công cộng”.




Từ khóa: #Thịt-đỏ #nguyên-nhân-ung-thư #nguy-cơ-ung-thư #bệnh-viên-k #ung-thư #WHO
WHO vừa mới chính thức xếp các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông, thịt hun khói ... vào các nguyên nhân gây ung thư.

Nguy cơ ung thư đại tràng

Tổ chức y tế thế giới WHO vừa mới chính thức xếp các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông, thịt hun khói ... vào các nguyên nhân gây ung thư (ngang với amiăng, thuốc lá và khói xăng dầu). Thịt xông khói được phát hiện chứa nhiều chất béo, cholesterol và natri có haị.

Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, chỉ cần ăn hai dải thịt xông khói mỗi ngày đã có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng lên 21 phần trăm. Điều này khiến người dân rất sốc bởi mỗi người Mỹ trung bình tiêu thụ hơn 8kg thịt xông khói mỗi năm.

Topics tagged under who on Diễn đàn rao vặt seo chia sẻ kiến thức Who-bb-baaadvZUR7Thịt xông khói được phát hiện chứa nhiều chất béo, cholesterol và natri có haị. Ảnh: Getty Images

Thực tế là, mỗi năm có khoảng 143.000 người Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng và khoảng 53.000 chết vì nó. WHO đã đưa danh sách các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói vào danh sách các sản phẩm nguy hiểm trong "Bách khoa toàn thư cácchất gây ung thư". Đây là phán quyết sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp thực phẩm và lĩnh vực thức ăn nhanh. Nó cũng có thể dẫn đến các quy định mới vềcác nhãn cảnh báo trên bao bì của thịt xông khói.

Các chất độc hại trong thịt xông khói

Chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa góp phần làm tăng nguy cơ của các vấn đề sức khỏe mãn tính như tiểu đường và tăng cân không lành mạnh. Ăn quá nhiều chất béo bão hòa cũng có thể làm tăng nồng độ cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Tổng số chất béo trong thịt xông khói là khá cao, phần lớn trong số đó là chất béo bão hòa. Con người nên giữ mức độ tiêu thụ các chất béo bão hòa ít hơn 10% so với lượng calo hấp thụ để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe, nhưng ăn thịt xông khói có thể làm cho việc kiểm soát chất béo bão hòa khó khăn hơn.

Một lát thịt xông khói có chứa 3,18 gam chất béo thì có 1 gram chất béo bão hòa. Thông thường, mỗi người sử dụng 3-4 lát thịt xông khói trong một lần, có nghĩa là chi với 1 lượng nhỏ thịt xông khói, con người đã nạp vào cơ thể 4g chất béo bão hòa không tốt.

Sodium: Con người ta sống được là nhờ có muối, nói đúng ra là nhờ chất sodium trong muối. Sodium rất thiết yếu trong việc điều hòa thể dịch, cũng như giúp mọi hoạt động của cơ thể

Giới hạn được các bác sĩ đề nghị là 2.300 mg sodium/ ngày để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, khi chế độ ăn uống chứa quá nhiều sodium, nguy cơ gia tăng bệnh tim, bệnh thận, đột quỵ và cao huyết áp cũng tăng cao. Một lát thịt xông khói chứa 192 mg natri (sodium), nhưng nếu ăn ba hoặc bốn lát, con người đã tiêu thụ gần một nửa số sodium cần phải có cho cả ngày. Vì vậy, cần tuyệt đối cẩn trọng khi ăn thịt xông khói để giới hạn lượng sodium nạp vào cơ thể

Nitrit và Nitrates: Thịt xông khói chứa nitrit và nitrat nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của thịt cũng như làm tăng hương vị. Tuy nhiên, chế độ ăn uống có chứa số lượng lớn nitrit và nitrat có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim. Nitrat natri đặc biệt có thể làm hỏng các mạch máu quanh tim gây ra cácbệnh động mạch cứng và hẹp. Nitrat cũng có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả sử dụng đường của cơ thể, có thể đặt con người vào nguy cơ gia tăng của bệnh tiểu đường.



Từ khóa: #nguyên-nhân-gây-ung-thư #dấu-hiệu-ung-thư #Thịt-xông-khói #ung-thư #WHO

Search found 3 matches for WHO

Back to top