Skype Me™!

You are not connected. Please login or register

Search found 2 matches for -tiêm-vac-xin

Vắc xin dịch vụ được coi là thuốc tiên và hiện nay, nhiều gia đình sẵn sàng bỏ cả nghìn đô cho con ra nước ngoài tiêm.

Vắc xin dịch vụ vẫn có phản ứng phụ

Gần đây, trên nhiều mạng xã hội (facebook, các diễn đàn) và một số trang thông tin điện tử... đang lan truyền một thông tin về vắc-xin Quinvaxem coi đây là vắc xin thử nghiệm, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêm và thần thánh các vắc xin dịch vụ khác.

Thạc sĩ Lương Quốc Chính, Bệnh viện Bạch Mai cho biết nhiều bác sĩ trong cộng đồng bác sĩ nội trú đã tìm các tài liệu liên quan đến các vắc xin quinvaxem và vắc xin dịch vụ tuy nhiên có thể khẳng định rằng vắc xin dịch vụ không an toàn hơn vắc xin Quinvaxem. Một vài tài liệu cho biết tại Ấn Độ và Pháp đã ngưng cho sử dụng Pentaxem vì tỷ lệ biến chứng cao.

Còn vắc xin Infanrix Hexa là loại vắc xin của hãng dược phẩm GlaxoSmithKline hiện nay được tiêm thường quy cho trẻ em trẻ em Bỉ có độ tuổi 2, 4 và 6 tháng; nó đã được đưa vào từ tháng 2 năm 2009. Nhưng Infanrix Hexa không được sử dụng tại Mỹ hoặc không được niêm yết trên lịch tiêm chủng trẻ em tại bất cứ tỉnh hoặc lãnh thổ nào của Canada vì vắc xin này có gây biến chứng. Các tài liệu của hãng dược này cũng chỉ ra rằng chỉ trong 1 năm có 22 trường hợp tử vong sau tiêm Infanrix Hexa được thông báo tới hãng dược phẩm GlaxoSmithKline trong khoảng từ 23/10/2009 tới 22/10/2010.

Topics tagged under -tiêm-vac-xin on Diễn đàn rao vặt seo chia sẻ kiến thức Vac-xin-1-bb-baaacMo1HtVắc xin dịch vụ đang được xem là "vô giá" ở Việt Nam, nhiều gia đình không ngại cho con sang nước ngoài tiêm.

Các loại vắc xin đều có giá trị phòng bệnh tuy nhiên mỗi loại có kháng nguyên khác nhau. Các vắc xin đều có thể gây phản ứng. Tuy nhiên vắc xin dịch vụ sử dụng ở Việt Nam ít nên chưa đánh giá được phản ứng của vắc xin còn vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng mỗi năm tiêm hơn 1 triệu nên tỷ lệ tai biến khó tránh khỏi.

Tiêm chủng trẻ nhỏ ở giai đoạn 2 – 5 tháng là để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm ở trẻ em là bạch cầu, uốn ván, ho gà, viêm não do vi trùng HiB, viên gan B và bại liệt. Trong đó, mỗi loại vắc xin có thành phần khác nhau. Trong vắc xin 5 trong 1 của Tiêm chủng ở rộng Quinvaxem ngừa được 5 bệnh trừ bại liệt. Khi trẻ tiêm vắc xin này thì sẽ được bổ sung bằng liều vắc xin uống để ngừa bại liệt.

Vắc xin 5 trong 1 của tiêm chủng dịch vụ là vắc xin Pentaxim có thể ngừa được 5 trong 6 bệnh trên trừ viêm gan B. Trẻ cần bổ sung liều vắc xin viêm gan B đơn sau khi tiêm Pentaxim.

Vắc xin 6 trong 1 của dịch vụ Infanrix hexa có thể ngừa được đầy đủ 6 loại bệnh trên. Trẻ chỉ cần tiêm một mũi.

Quinvaxem khác vắc xin dịch vụ như thế nào?

Theo GS Nguyễn Trần Hiển – Nguyên Giám đốc Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương thành phần vắc xin ho gà toàn tế bào trong Quivaxem giống với thành phần ho gà trong vắc xin sản xuất trong nước Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván (BH-HG-UV) chúng ta đã dùng từ năm 1985 đến nay (hiện chúng ta vẫn dùng vắc xin BH-HG-UV mũi 4 cho trẻ 18 tháng tuổi). Thực tế cho thấy vắc xin này là an toàn và có hiệu quả cao trong việc giảm tỷ lệ trẻ mắc và tử vong vì ho gà ở Việt Nam (giảm gần một nghìn lần so với năm 1984). Thành phần ho gà toàn tế bào của vắc xin quinvaxem gây phản ứng tại chỗ khi tiêm nhưng không gây tử vong.

Còn vắc xin dịch vụ là vắc xin vô bào, thành phần ho gà đã được tinh chế nên có giá cao gấp chục lần so với giá vắc xin toàn tế bào.

Theo WHO, mặc dù vắc xin Quinvaxem có chứa thành phần ho gà toàn tế bào gây nhiều phản ứng tại chỗ và sốt cao, nhưng phản ứng nặng rất ít gặp và nó vẫn là vắc xin có độ an toàn, tương đương vắc xin ho gà vô bào.

Mặt khác, quan niệm vắc xin Quinvaxem rẻ vì vắc xin thử nghiệm là không đúng, vắc xin đã được đưa vào sử dụng ở nhiều quốc gia. Nguồn gốc vắc xin quivaxem 5 trong 1 được sản xuất tại Hàn Quốc nhưng không phải tất cả 5 thành phần này đều được sản xuất tại Hàn Quốc. Thành phần bạch hầu, ho gà, uốn ván được sản xuất tại Đức; thành phần kháng nguyên Hib nhập từ Ý, Hàn Quốc chỉ sản xuất thành phần viêm gan B. Hàn Quốc nhập các thành phần khác từ Đức và Ý tổng hợp lại thành Quivaxem.

Về tính an toàn thì WHO khẳng định dù vắc xin ho gà toàn tế bào có nhiều phản ứng tại chỗ và sốt nhiều hơn vắc xin ho gà vô bào, nhưng vẫn là vắc xin có độ an toàn cao tương đương vac xin ho gà vô bào về các phản ứng nặng và tử vong.



Từ khóa: #Vắc-xin-nghìn-đô #vắc-xin-Quinvaxem #Tử-vong-sau-tiêm-vắc-xin #-tiêm-vac-xin #vac-xin
Dù phải chờ đợi vì khan hiếm vắcxin của Pháp và của Bỉ về, nhiều gia đình nhất quyết không ham rẻ đánh liều tiêm vắcxin Quinvaxem miễn phí vì sự an toàn của con.

Trong khi các loại vắcxin tổng hợp "5 trong 1" Pentaxim của Pháp (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não, viêm phổi do vi khuẩn Hib) và "6 trong 1" Hexa-infarix của Bỉ (như "5 trong 1" và thêm khả năng phòng bại liệt) đang trong tình trạng khan hiếm, có hàng "nhỏ giọt" và phải chờ dài cổ thì chỉ có duy nhất một loại vắcxin tổng hợp 5 trong 1, xuất xứ từ Hàn Quốc có tên là Quinvaxem lại đang trong tình trạng thừa thãi.

Tuy nhiên, dù được tiêm miễn phí tại các địa điểm tiêm chủng tại các phường hoặc dễ dàng tiêm tại các địa điểm tiêm chủng dịch vụ, nhưng nhiều phụ huynh thờ ơ nói không với loại vắc xin này. Ngược lại, nhiều người dân vẫn tỏ ra e dè với "vắc-xin miễn phí". Nhiều gia đình thà chờ đợi 2 loại vắc xin của Pháp và Bỉ nói trên về để tiêm dịch vụ chứ nhất định không dám liều mình tiêm vắc xin Quinvaxem Hàn Quốc.

Khảo sát tại các điểm tiêm chủng cũng như tại các trại y tế phường, xã, các bác sĩ tại đây cho biết, loại vắc-xin Quinvaxem Hàn Quốc có công dụng tương đương với các loại vắc-xin khan hiếm hiện nay. Không những vậy, vắc xin này còn thuộc dạng vắc-xin trong chương trình "tiêm chủng mở rộng" của Bộ Y tế. Do đó, các phụ huynh được miễn phí hoàn toàn trong quá trình tiêm cho con. Chưa kể loại vắc xin này còn đảm bảo được nguồn cung.

Topics tagged under -tiêm-vac-xin on Diễn đàn rao vặt seo chia sẻ kiến thức Vac-xin-bb-baaadKW0IDNhiều bà mẹ trẻ vẫn cố chờ cho đến khi tiêm đủ mà không dám vác con đi tiêm miễn phí

Bà mẹ trẻ Nguyễn Thị Yến cuối tuần cũng cho con đi tiêm chủng tại Trung tâm y tế Dự phòng Hà Nội nhưng phải về không do hết vắc xin cho biết: "Mình làm văn phòng nên hàng ngày cũng có đọc báo mạng. Thấy thời gian gần đây, có một số trường hợp trẻ gặp sự cố và những rủi ro khi tiêm loại vắc xin này tại các phường. Vì thấy quá nhiều rủi ro, thậm chí có thể bị tử vong nên tôi không dám mang con ra đánh liều. Dù con trai hơn 1 tuổi mới chỉ được tiêm 1 mũi Pentaxim, tôi vẫn cố chờ cho đến khi tiêm đủ mà không dám vác con đi tiêm ở phường miễn phí".

Bà mẹ trẻ tên Yến cũng cho biết thêm: "Chỉ có duy nhất 1 lần mình cho cháu tiêm tại phường. Nhưng mình sẽ không bao giờ cho cháu tiêm lại lần thứ hai cho dù còn hai mũi nữa, hay miến phí đi chăng nữa. Kể cả mình có chờ vắc-xin tốt khan hiếm cả tháng, cả năm mình cũng chờ. An toàn còn hơn là liều mạng".

Chị Trần Thị Hà - một bà mẹ 2 con tại Hà Nội cũng cùng chồng đưa con đến tiêm vắc xin. Dù đến muộn đã hết vắc xin song chị vẫn tỏ ra nhẫn nại khi nán lại chờ đợi đến đầu giờ chiều.

Với người mẹ này: "Con gái ớn nhà mình tiêm hai loại là Infarix và Pentaxim ở Nguyễn Chí Thanh. Sau sự cố ở 70 Nguyễn Chí Thanh có vụ bớt thuốc khi tiêm nên mình cũng hoảng quá. Vì thế, đến con thứ 2, mình đưa con vào Việt Pháp tiêm. Mình cũng chỉ tiêm 2 loại vắc xin trên (của Pháp và Bỉ). Nhưng còn chờ thuốc vắc xin từ tháng 7 đến giờ vẫn chưa có. Đã 5 tháng rồi chưa có vắc xin về nên mình sốt ruột quá lại tranh thủ ngày nghỉ đến đây hỏi han".

Cũng theo người mẹ trẻ 2 con này cho hay, nếu các gia đình có điều kiện nên chọn vắcxin ngoại tốt cho con. Tuyệt đối đừng ham rẻ, ham miễn phí làm gì. Bởi vì sự an toàn của con là trên hết.

Gặp một phụ huynh khác tên Quyên, 27 tuổi cũng đang hòa vào dòng người đông đúc tại đây để hỏi han về thuốc tiêm vắc xin cho con gái nhỏ đã 14 tháng tuổi của mình, chị thở dài nói: "Nhiều lần gọi điện và hỏi han, mình đều được các đồng nghiệp và mọi người khuyên nên tiêm Quinvaxem. Họ nói vì không biết chờ thuốc tốt đến bao giờ, để lỡ ngày tiêm thì vắc xin cũng không mang lại hiệu quả cao".

Tuy nhiên, vợ chồng anh chị Quyên vẫn kiên quyết không tiêm Quinvaxem cho con. Lý do chị Quyên đưa ra vì: "Hàng ngày đọc những trường hợp trẻ tử vong sau khi tiêm mình lo sợ lắm. Với vợ chồng mình, chỉ 1% xác suất rủi ro, mình cũng không dám liều với con mình".

Topics tagged under -tiêm-vac-xin on Diễn đàn rao vặt seo chia sẻ kiến thức Vac-xin1-bb-baaadotgTVBà mẹ trẻ 2 con này khuyên, nếu các gia đình có điều kiện nên chọn vắc xin ngoại tốt cho con.

Chị Hiền, đang công tác tại một công ty xuất nhập khẩu trên đường Kim Mã sau nhiều lần đắn đo khi cho con đi tiêm vắcxin đã quyết định "phó mặc" cho sự may rủi khi tiêm Quinvaxem cho con 8 tháng tuổi của mình.

Bà mẹ trẻ này nói: "Có rất nhiều bé tiêm loại vắcxin này vẫn an toàn đó thôi. Bản thân con mình cũng đã tiêm đủ ba mũi. Cháuchỉ sốt nhẹ xong cũng không bị làm sao hết. Tuy nhiên, khi mình cho cháu tiêm loại này cũng đắn đo lắm, đánh liều một lần xem sao chứ đợi vắcxin tốt bao giờ mới tới lượt".

Cũng cùng tâm lý với chị Hiền kể trên, chị Ánh (Hà Nội) nhún vai khi nói về dịch vụ tiêm chủng miễn phí: "Khi tiêm chủng miễn phí, phụ huynh chắc chắn phải đặt tính mạng của con mình vào sự may rủi của thuốc rồi. Giờ tiêm cũng sợ, mà không tiêm cũng lo. Thôi thì tùy cái số".

Topics tagged under -tiêm-vac-xin on Diễn đàn rao vặt seo chia sẻ kiến thức Vac-xin2-bb-baaactE90FChị Hiền quyết định "phó mặc" cho sự may rủi khi tiêm Quinvaxem cho con.

Theo thống kê từ đầu năm tới nay, đã có tới 10 vụ trẻ tử vong do tiêm vắcxin Quinvaxem trên địa bàn cả nước. Sự việc khiến nhiều người dân dấy lên hoài nghi về chất lượng an toàn khi tiêm loại vắcxin miễn phí tại các phường này.

Một trong những nguyên nhân khác khiến người dân còn thờ ơ với vắcxin Quinvaxem là do họ không có thông tin đầy đủ về chất lượng của vắc-xin tiêm chủng mở rộng cũng như e ngại về trình độ tiêm ở tuyến y tế cơ sở. Báo chí cũng đã nhiều lần đặt vấn đề về chất lượng vắc xin, quy trình nhập khẩu, sản xuất, bảo quản vắc xin...

Giải thích về hiện trạng này, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội nói: "Có thể nói rằng, tỷ lệ phản ứng nhẹ (sưng, nóng, đỏ đau, sốt...) của vắcxin Quinvaxem trong Chương trình TCMR có cao hơn so với các loại vắcxin dịch vụ.

Lý do là vì vắcxin Quinvaxem có 5 thành phần trong đó có thành phần ho gà toàn tế bào, tức là số lượng kháng nguyên cao hơn. Trong khi đó, vắcxin dịch vụ có thành phần vô bào, tức là chỉ có một số kháng nguyên nhất định.

Còn hiệu quả phòng bệnh và độ an toàn của vắcxin trong Chương trình TCMR tương đương so với các vắcxin trong tiêm chủng dịch vụ, thậm chí là cao hơn, vì lượng kháng nguyên cao thì đáp ứng miễn dịch (tức khả năng ngăn không để trẻ bị nhiễm các dịch bệnh) sẽ tốt hơn. Vì thế phụ huynh không nên chờ đợi vắcxin dịch vụ mới tiêm cho con".



Từ khóa: #VẮC-XIN-HEXA-INFARIX #Tiêm-dịch-vụ #Tiêm-chủng-nở-rộng #Vắc-xin-quivaxem #-tiêm-vac-xin

Search found 2 matches for -tiêm-vac-xin

Back to top