Skype Me™!

You are not connected. Please login or register

Search found 3 matches for -Bộ-Y-Tế

Trước những ý kiến cho rằng vaccine Quinvaxem trong Chương trình tiêm chủng mở rộng không an toàn, Bộ Y tế đã khẳng định, không có loại vaccine nào là an toàn 100%.

Việc tử vong sau tiêm chủng có thể xảy ra ở tất cả các loại vaccine chứ không phải chỉ có ở vaccine Quinvaxem. Hiện nay, nguồn cung ứng các vaccine này trên thế giới và tại Việt Nam rất khó khăn. Từ nay đến cuối năm, thậm chí đến hết năm 2016, sẽ vẫn khan hiếm 2 loại vaccine dịch vụ 5 trong 1 và 6 trong 1. Nếu tiếp tục chờ đợi, trẻ có thể sẽ bị mắc bệnh.

Topics tagged under -bộ-y-tế on Diễn đàn rao vặt seo chia sẻ kiến thức Vaccine-quinvaxem-van-tiep-tuc-duoc-su-dung-trong-tiem-chung-mo-rong-bb-baaacTTGu7

Vaccine Quinvaxem vẫn tiếp tục được sử dụng trong tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế nghiêm cấm lợi dụng việc khan hiếm vaccine để trục lợi, đồng thời khuyến cáo người dân không nên sử dụng nguồn hàng trôi nổi sẽ không bảo đảm chất lượng và giá thành cao. Việc thay thế vaccine Quinvaxem bằng vaccine phối hợp chứa thành phần ho gà vô bào cũng đã được đặt ra, tuy nhiên còn nhiều ý kiến trái chiều.

Để đảm bảo quyền lợi cho người dân, đặc biệt là trẻ em, Bộ Y tế đang xem xét các giải pháp; trong đó có giải pháp thay thế khi có đủ các bằng chứng khoa học và có nguồn cung ứng đủ vaccine thế hệ mới, đảm bảo nguồn tài chính, trong đó sử dụng vaccine an toàn, hiệu quả được đặt lên hàng đầu.

Tuy nhiên theo thông tin mới nhất, Bộ Y tế khẳng định vẫn chưa thể thay thế vaccine Quinvaxem bằng một loại vaccine khác tương đương.

Khẳng định trên của Bộ Y tế dựa trên kết luận của Hội đồng chuyên môn sau khi đã đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vaccine và sinh phẩm y tế vừa qua là không liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.

Bộ Y tế cho biết, không một vaccine nào an toàn 100%, kể cả các vaccine 6 trong 1 hay 5 trong 1 dịch vụ. Vaccine Quinvaxem vẫn đang được sử dụng trên 90 quốc gia, tỷ lệ bảo vệ đạt 90%. Mặt khác, tỷ lệ phản ứng nặng sau tiêm vaccine Quinvaxem của Việt Nam là 4,5/1 triệu liều, vẫn thấp hơn tỷ lệ cho phép của WHO với tỷ lệ là 20/1 triệu liều.

Hiện nhiều gia đình thay vì đưa con đi tiêm vaccine Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng, lại chờ vaccine dịch vụ. Tuy nhiên, nếu trẻ tiêm chủng không đúng lịch, hoặc không được tiêm chủng, bản thân trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, bên cạnh đó là nguy cơ bùng phát dịch cho cộng đồng.

Những năm gần đây, Việt Nam, Mỹ, Australia và một số quốc gia đã phải đối măt với dịch sởi bùng phát mà phần lớn những người mắc bệnh do không tiêm chủng. Hiện nay, dịch bạch hầu cũng đang bùng phát tại Lào do tỷ lệ tiêm phòng bệnh bạch hầu thấp tại quốc gia này.



Từ khóa: #Vaccine-Quinvaxem #tai-biến #trẻ-con #tiêm-chủng #-Bộ-Y-Tế #Tiêm-vacxin
Search in: Sức khỏe - y tế  Topic: Bộ Y tế: Chưa thể thay thế vaccine Quinvaxem  Replies: 0  Views: 536
Thanh toán cho phí BHYT của bệnh viện hạng 1 sẽ bị giảm nếu chuyển tuyến. Nghịch lý này khiến BHYT chưa hấp dẫn người dân.

Trước thông tin giá dịch vụ khám chữa bệnh được điều chỉnh tăng được áp dụng từ 15/11 đối với người có thẻ BHYT; trong năm 2016 sẽ áp dụng với người không có thẻ BHYT, trao đổi với phóng viên bên lề kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, PGS.TS. Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP HCM), Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM khẳng định: Khi giá cả không phù hợp với thị trường nói chung và mức độ đầu tư thì rõ ràng phải có sự thay đổi.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nói: “Khi tính toán tăng giá đồng loạt hơn 1.800 dịch vụ y tế cơ bản, điều quan tâm đầu tiên của tôi là BHYT chưa bao phủ được toàn dân, tới nay mới khoảng 65%. Con đường để bao phủ BHYT toàn dân còn rất nhiều thử thách, cho nên sẽ có một bộ phận không nhỏ người dân sẽ phải tự trả tiền túi để khám chữa bệnh”.

Topics tagged under -bộ-y-tế on Diễn đàn rao vặt seo chia sẻ kiến thức Bhyt-bb-baaabRvYtmĐBQH Phạm Khánh Phong Lan

PV: Người dân vẫn phàn nàn về chất lượng khám chữa bệnh BHYT, theo bà, việc tăng giá có cải thiện được thực trạng này?

PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan: Chất lượng có thay đổi kịp với giá hay không là vấn đề người dân và toàn xã hội rất băn khoăn. Ở đây không bàn chuyện tăng hay không tăng, bởi trên thực tế chúng ta sẽ không thể nào kiểm soát được những tiêu cực nếu như trong một bệnh viện tồn tại song song hai loại giá. Một loại giá bảo hiểm, một loại giá dịch vụ - giá sát thị trường.

Như vậy người thiệt thòi chính là người dân khi họ không yên tâm với BHYT và phải trả tiền túi để hưởng giá dịch vụ. Do đó phải làm sao cân bằng và đồng nhất hóa hai mức giá này. Tức là bảo đảm chất lượng khám bảo hiểm, cũng như khám chữa bệnh dịch vụ. Muốn như thế, một trong những điều kiện là giá cả phải đáp ứng được với công sức bỏ ra và vốn đầu tư.

Vấn đề là lộ trình tăng như thế nào cho phù hợp, bởi đang có một thực tế là khi tăng thì tăng đều, nhưng chất lượng và sự đầu tư của mỗi bệnh viện mỗi khác. Chính vì vậy, Bộ Y tế cũng có động thái mới về vấn đề tự chủ của bệnh viện sau này. Rõ ràng mỗi bệnh viện, với những ưu điểm, đầu tư của mình sẽ phải làm sao thuyết phục được người dân đến khám chữa bệnh, để đủ bù lại chi phí, tái đầu tư. Muốn như thế chỉ có cách nâng cao chất lượng với giá cả hợp lý đi kèm.

Tiếp cận bệnh viện tốt, bệnh nhân bị giảm quyền lợi.

PV: Theo bà, làm thế nào để người bệnh có BHYT được hưởng đúng giá trị thực mà họ đã bỏ tiền ra mua?

PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan: Tại TP HCM, có một điều ngành y đang đấu tranh với BHXH Việt Nam. Theo đó, đối với các bệnh viện, chúng tôi luôn luôn khuyến khích làm sao để tăng cường chất lượng, nâng hạng bệnh viện. Đương nhiên một bệnh viện hạng 1 sẽ được hiểu là cơ sở vật chất, danh mục kỹ thuật, khả năng của y bác sĩ, danh mục thuốc sử dụng… sẽ hơn bệnh viện hạng 2, hạng 3.

Tuy nhiên, thanh toán cho phí BHYT của bệnh viện hạng 1 sẽ bị giảm nếu chuyển tuyến. Vì khám chữa bệnh ban đầu thì có ai cho lên tuyến thành phố hay hạng 1 đâu? Như vậy, người dân khi tiếp cận với chất lượng cao hơn thì lại bị giảm quyền lợi hơn và phải trả tiền túi nhiều hơn.

Đây là một nghịch lý trong chính sách, bởi một mặt chúng ta khuyến khích tăng hạng, nâng chất lượng; một mặt lại cho chi trả như vậy. Theo tôi đây là một trong những điểm làm cho BHYT chưa hấp dẫn người dân. Nếu như chi phí y tế được đưa vào đúng giá trị và chất lượng bảo đảm theo đúng giá người bệnh thanh toán, thì người dân sẽ thấy được quyền lợi của mình và không ai từ chối mua bảo hiểm. Thậm chí còn phải làm sao để có được bảo hiểm.

Bảo hiểm là để làm sao tìm ra chính sách tài chính để cho không có người dân nào phải tự trả tiền túi cho những chi phí về sức khỏe của mình. Đấy là cái lý tưởng. Chúng ta phải làm sao đạt được mục đích đó bằng nhiều cách, chứ không phải sợ vỡ quỹ bảo hiểm mà siết đầu ra, ép giá xuống. Như vậy sẽ không kèm với chất lượng và người dân sẽ xa rời bảo hiểm.

Năm vừa rồi, báo cáo của TP HCM cho thấy quỹ bảo hiểm kết dư 1.000 tỷ đồng. Tôi rất sốc khi nghe con số đó. Bởi vì điều đó không phải người dân đỡ khổ, mà có nghĩa đã có hơn số tiền này người bệnh đã phải tự móc tiền túi mình ra để trả cho dịch vụ y tế.

Topics tagged under -bộ-y-tế on Diễn đàn rao vặt seo chia sẻ kiến thức Bhyt-2-bb-baaacFWGsTNgười dân sẽ quyết định sự sống còn của bệnh viện (Ảnh minh họa)

Ngành Y tế, các bệnh viện hết sức đấu tranh để làm sao nâng được thanh toán BHYT cho người dân. Thực ra chúng tôi chỉ là người cung cấp dịch vụ, người khám chữa bệnh. Nguyên tắc lẽ ra là tiền đó do người dân hay quỹ bảo hiểm trả thì cũng cùng bản chất, như vậy phải đồng nhất giá.

Nhưng hiện giờ chi trả bảo hiểm chưa phù hợp với thị trường, người dân vẫn tin tưởng dịch vụ hơn. Cho nên các bệnh viện cũng hết sức bức xúc vấn đề này và chúng tôi rất mong theo thời gian, cùng với kinh nghiệm, phải kiên định mục tiêu có chính sách BHYT để làm sao cho người dân đỡ khổ; làm sao để nâng chất lượng BHYT, chất lượng khám chữa bệnh lên, chứ không phải để trang trí.

Bỏ BHYT để khám chữa bệnh vượt tuyến

PV: Chúng ta khuyến khích nâng hạng bệnh viện, tuy nhiên người có thẻ BHYT buộc phải khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến dưới. Vì thế họ vẫn chấp nhận chịu thiệt khi bỏ qua tuyến quận huyện để về thành phố chữa bệnh. Giải quyết vấn đề này như thế nào, thưa bà?

PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan: Vấn đề ở đây là chúng ta lo ngại người bệnh sẽ chuyển tuyến, chính vì vậy trong thời gian qua đã có những chính sách áp đặt. Ví dụ như ở tuyến dưới, người bệnh được thanh toán 100%, nhưng nếu lên tuyến trên thì mức đó sẽ bị giảm đi. Vấn đề ở đây là nếu nâng được chất lượng của tuyến dưới, thì người dân chẳng dại gì mà đi xa xôi lên tuyến thành phố.

Thực tế có hiện trạng một số bệnh viện quận huyện đang quá tải. Dù trong thâm tâm người dân cho rằng đây là những bệnh viện hạng 2, hạng 3, chất lượng khám chữa bệnh không bằng bệnh viện hạng 1. Nhưng do bắt buộc của BHYT và điều kiện kinh tế, người bệnh vẫn chọn tuyến dưới.

Ở TP HCM xảy ra tình trạng này, trong khi một số bệnh viện tuyến thành phố, tỷ lệ người khám BHYT rất ít. Bệnh nhân khám dịch vụ đông, nhưng giá đây là khám BHYT thì người dân đỡ khổ hơn và chúng tôi cũng thấy nhẹ lòng hơn. Cho nên vấn đề ở đây không nên áp đặt, mà phải từng bước nâng tuyến dưới lên và phải có cơ chế cho vấn đề này.

Chúng ta vẫn rơi vào vòng luẩn quẩn. Muốn không quá tải thì bắt không được chuyển tuyến trên, nhưng vì sức khỏe người dân nên chẳng ai dám mạo hiểm cả nên vẫn chuyển lên. Do đó phải bồi dưỡng, nâng cao năng lực tuyến dưới; đồng thời có những ưu tiên, ưu đãi nếu người dân khám chữa bệnh tuyến dưới.

Thực tế một bệnh viện kỹ thuật cao tới đâu nhưng quá tải, quá nhiều bệnh nhân thì cũng không thể chăm sóc tốt được. Cho nên chính người dân là người đánh giá chính xác nhất, còn nếu không có uy tín thì dù là tuyến thành phố cũng chẳng ai chuyển đến.

PV: Xin cảm ơn bà!



Từ khóa: #PGS.TS-Phạm-Khánh-Phong-Lan #Khám-bệnh-vượt-tuyến #BHYT #bảo-hiểm-y-tế #-Bộ-Y-Tế
Người được bổ nhiệm Giám đốc Sở Y tế phải đang giữ ngạch chuyên viên chính hoặc các ngạch tương đương trở lên.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 32/2015/TT-BYT về tiêu chuẩn chức danh Giám đốc (GĐ), Phó GĐ Sở Y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cụ thể, GĐ Sở Y tế phải sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc trình độ trung cấp bậc 3 trở lên; với những tỉnh có đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì có thể thay bằng tiếng dân tộc thiểu số.

Topics tagged under -bộ-y-tế on Diễn đàn rao vặt seo chia sẻ kiến thức Y-te-bb-baaacNvUZHẢnh minh họa

Ngoài ra, còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ khác như: Có trình độ chuyên môn sau đại học về y, dược, y tế công cộng, quản lý y tế; ưu tiên người tốt nghiệp đại học chuyên ngành y.

Đang giữ ngạch chuyên viên chính hoặc các ngạch tương đương trở lên.

Tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị cao cấp, chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp, có chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng về quản lý y tế dành cho lãnh đạo Sở Y tế.

Có trình độ tin học văn phòng để áp dụng trong công tác quản lý, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ.

Đáng chú ý là phải có thời gian từ 2 năm trở lên đảm nhiệm chức vụ Phó giám đốc Sở Y tế hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc đơn vị sự nghiệp y tế công lập tuyến trung ương, tuyến tỉnh hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hoặc Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn về y tế.

Tuổi bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ Giám đốc, Phó giám đốc Sở Y tế không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thông tư 32/2015/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 2/12/2015.



Từ khóa: #Chuyên-viên-y-tế #Giám-đốc-Sở-Y-tế #giám-đốc-sở #Ngoại-ngữ #-Bộ-Y-Tế

Search found 3 matches for -Bộ-Y-Tế

Back to top