Khi bỏ ra một khoản chi phí tương đối lớn để mua sơn về sử dụng, chắc chắn các bạn sẽ muốn bảo quản, sử dụng một cách hiệu quả nhất. Ở bài viết này, Hùng Sơn xin đưa ra một vài gợi ý như sau:
I. PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN SƠN
Sơn phải được bảo quản nơi thoáng mát, tránh tia nắng mặt trời, các nguồn điện.
Khi lấy sơn xong phải đậy nắp chặn không cho không khí vào, đối với sơn PU sử dụng chất đóng rắn (PU cứng) cần phải đặc biệt không cho tiếp xúc với không khí vì để lâu tạo phản ứng với oxy trong không khí làm đóng cục.
Thường xuyên kiểm tra nhãn mác, bao bì, hạn sử dụng sơn để đảm bảo an toàn thời gian quy định sử dụng hàng hóa.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SƠN
Có 5 yếu tố môi trường chủ yếu ảnh hưởng đến màng sơn: trời nắng, nóng, trời mưa lạnh, độ ẩm môi trường, gió và bụi
- Trong điều kiện thời tiết nắng, nóng làm cho dung môi bốc hơi hanh tạo cho màng sơn không được căng mịn.
- Trong điều kiện thời tiết mưa lạnh, độ ẩm cao làm hơi nước trong không khí táp lên màng sơn làm cho màng sơn bị biến trắng.
- Yếu tố gió và bụi cũng làm cho màng sơn không được bóng, mịn.
III. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠN
Phương pháp sử dụng sơn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của màng sơn. Có nhiều trường hợp chuẩn bị bề mặt chu đáo, sơn và dụng cụ sơn tốt, nhưng do không nắm vững kỹ thuật sơn nên màng sơn cũng dễ bị hỏng: như màng sơn không bóng, nhẵn, bong, nứt chân chim…cho nên khi sử dụng sơn cần chú ý một số điểm sau:
1. Chuẩn bị bề mặt sản phẩm: bề mặt sản phẩm phải lau sạch bụi, dầu mỡ và các chất bẩn khác, sản phẩm phải khô ráo.
2. Chọn thời điểm sơn nhà: nên sơn vào những ngày nắng, ban ngày nên tránh sơn ngày mưa, sương mù.
3. Chọn địa điểm sơn: nên sơn ở nơi có phòng sơn không có bụi tránh các luồng gió tự nhiên thổi vào.
4. Chọn loại sơn: phải tùy theo yêu cầu của từng loại sản phầm mà chọn loại sơn cho thích hợp
5. Chọn phương pháp và dụng cụ sơn: tùy theo loại, kết cấu sản phẩm, chọn phương pháp và dụng cụ sơn hợp lý
6. Tiến hành sơn.
I. PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN SƠN
Sơn phải được bảo quản nơi thoáng mát, tránh tia nắng mặt trời, các nguồn điện.
Khi lấy sơn xong phải đậy nắp chặn không cho không khí vào, đối với sơn PU sử dụng chất đóng rắn (PU cứng) cần phải đặc biệt không cho tiếp xúc với không khí vì để lâu tạo phản ứng với oxy trong không khí làm đóng cục.
Thường xuyên kiểm tra nhãn mác, bao bì, hạn sử dụng sơn để đảm bảo an toàn thời gian quy định sử dụng hàng hóa.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SƠN
Có 5 yếu tố môi trường chủ yếu ảnh hưởng đến màng sơn: trời nắng, nóng, trời mưa lạnh, độ ẩm môi trường, gió và bụi
- Trong điều kiện thời tiết nắng, nóng làm cho dung môi bốc hơi hanh tạo cho màng sơn không được căng mịn.
- Trong điều kiện thời tiết mưa lạnh, độ ẩm cao làm hơi nước trong không khí táp lên màng sơn làm cho màng sơn bị biến trắng.
- Yếu tố gió và bụi cũng làm cho màng sơn không được bóng, mịn.
III. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠN
Phương pháp sử dụng sơn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của màng sơn. Có nhiều trường hợp chuẩn bị bề mặt chu đáo, sơn và dụng cụ sơn tốt, nhưng do không nắm vững kỹ thuật sơn nên màng sơn cũng dễ bị hỏng: như màng sơn không bóng, nhẵn, bong, nứt chân chim…cho nên khi sử dụng sơn cần chú ý một số điểm sau:
1. Chuẩn bị bề mặt sản phẩm: bề mặt sản phẩm phải lau sạch bụi, dầu mỡ và các chất bẩn khác, sản phẩm phải khô ráo.
2. Chọn thời điểm sơn nhà: nên sơn vào những ngày nắng, ban ngày nên tránh sơn ngày mưa, sương mù.
3. Chọn địa điểm sơn: nên sơn ở nơi có phòng sơn không có bụi tránh các luồng gió tự nhiên thổi vào.
4. Chọn loại sơn: phải tùy theo yêu cầu của từng loại sản phầm mà chọn loại sơn cho thích hợp
5. Chọn phương pháp và dụng cụ sơn: tùy theo loại, kết cấu sản phẩm, chọn phương pháp và dụng cụ sơn hợp lý
6. Tiến hành sơn.